Ung Thư

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Ung thư máu có di truyền không? Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải nguyên nhân gây bệnh.

Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành “căn bệnh thế kỷ” với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong đó, ung thư máu là loại ung thư cực kỳ phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư máu, nhưng các yếu tố như di truyền hoặc môi trường xung quanh sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người lo lắng, không biết ung thư máu có di truyền không? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ung thư máu là gì?

Máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu có tác dụng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tiểu cầu giúp đông máu. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu tăng nhanh đột biến ở tủy xương. Sau đó, do không đủ chất dinh dưỡng, các tế bào bạch cầu này sẽ ăn hồng cầu, khiến người bệnh bị thiếu máu và không thể chống lại nhiễm trùng.

Bệnh ung thư máu có 3 nhóm chính, đó là:

  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh ung thư hạch bạch huyết
  • U đa tủy

Mặc dù các loại ung thư máu này sẽ có những biểu hiện đặc trưng, nhưng một số triệu chứng ung thư máu chung bạn có thể nhận thấy như:

  • Những đốm đỏ hoặc bầm tím và chảy máu bất thường trên da
  • Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi đầy đủ
  • Đau xương khớp
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Dễ nhiễm trùng
  • Sụt cân đột ngột, không chủ ý
  • Chảy máu cam
  • Sốt thường xuyên
  • Đau bụng

Bạn có thể xem thêm: Trẻ mắc bệnh bạch cầu có khỏi hay không

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Mặc dù hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư máu là di truyền và môi trường xung quanh, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào xác nhận ung thư máu có di truyền. Theo các bác sĩ, hầu hết trường hợp ung thư máu là không di truyền. Tuy nhiên, một số vấn đề về đột biến gen di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan đến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, như hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch…

Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển bệnh. Ngược lại, một số người lại mắc ung thư máu dù không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Tốt nhất, bạn nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm: 6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

Ung thư máu có lây không?

Bên cạnh vấn đề “Ung thư máu có di truyền không?”, nhiều người còn thắc mắc “ung thư máu có lây không” vì đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Theo các chuyên gia, ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Chỉ những bệnh do virus gây ra mới có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, quan hệ tình dục…

Vì vậy, bạn và người thân có thể yên tâm nói chuyện và tiếp xúc mà không lo bị lây nhiễm nhé.

Bệnh ung thư máu có di truyền và có lây không?

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu

Bên cạnh di truyền, một số yếu tố khác cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu, bao gồm:

  • Nhiễm phóng xạ: nếu bạn phơi nhiễm một lượng lớn phóng xạ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ rất cao mắc ung thư máu. Đặc biệt, những người làm việc trong nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu không được trang bị đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn.
  • Hút thuốc: nhiều người cho rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư miệng. Tuy nhiên, thuốc lá còn là yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.
  • Tiếp xúc với hóa chất: bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư máu nếu tiếp xúc với hóa chất như benzen. Benzen thường dùng trong ngành công nghiệp cao su, nhà máy lọc dầu, hóa chất, sản xuất giày và các ngành công nghiệp liên quan đến xăng.
  • Từng điều trị ung thư: các phương pháp điều trị chính cho ung thư là hóa trị và xạ trị cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc ung thư máu sau khi điều trị ung thư là rất ít.
  • Rối loạn máu: một số bệnh rối loạn máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, chẳng hạn như myeloproliferative mạn tính (tình trạng khiến các tế bào máu phát triển nhanh và bất thường, cơ thể bắt đầu sinh ra quá nhiều hồng cầu), tăng tiểu cầu thiết yếu (cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu) và myelofibrosis tự phát (rối loạn tủy xương).

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh ung thư máu có di truyền không?” và “Bệnh ung thư máu có lây không?”. Một số yếu tố, trong đó có di truyền, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Bạn có thể hạn chế được ung thư máu bằng cách thay đổi lối sống và hạn chế tiếp xúc với các chất có khả năng gây đột biến tế bào.

Đánh Giá post

Xuân Nam

CEO & Founder of TobaCare. Chuyên nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh chủ đề thuốc lá đặc biệt là đầu lọc thuốc lá. Tôi luôn mong muốn là người đồng hành mang đến cho bạn động lực cũng như kiến thức quan trọng về chủ đề thuốc lá. ----------------------- TobaCare | Chuyên cung cấp phụ kiện thuốc lá    ✅ Hộp đựng thuốc lá  ✅ Bật lửa điện từ  ✅ Zippo  ✅ Gạt tàn thuốc lá ✅ Đầu lọc thuốc lá giúp giảm các chất độc có trong khói thuốc đi vào cơ thể nhằm cải thiện sức khoẻ

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button